Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?
Đi bộ không hề ảnh hưởng xấu đến bệnh thoát vị, đây là một hình thức thể dục giúp nâng cao sức khỏe và rất tốt cho người bị thoát vị. Tuy nhiên, cũng cần tuân thủ một vài nguyên tác sau đây:

Giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có được đi bộ không
- Đi bộ theo cách tự nhiên nhất: Toàn thân thư giãn, đặc biệt là hai vai, hai tay, khớp háng và hai chân, thẳng người. Bước 1 cách khoan thai, thư giãn nhất. Lưu ý, khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân, trước khi nhấc chân lên, cứ thế bước liên tục chân này đến chân khác.
- Không nên mang theo bất cứ đồ vật gì khi đi bộ, kể cả thức ăn và đồ uống… vì có thể gây sai lệch tư thế trong quá trình đi bộ.
- Thở đều một cách tự nhiên nhất.
- Không nên gắng sức hoặc ép cơ thể hoạt động theo 1 nhịp độ cao.
- Vừa đi bộ vừa tận hưởng khung cảnh xung quanh, để tâm trí được thư giãn hoàn toàn.
Việc đi bộ trong thời gian ngắn 10 – 20 phút mỗi ngày trên bề mặt bằng phẳng lưu ý là không dốc, đồi, hay cầu thang. Với việc đi bộ như vậy hiệu quả trong việc giảm những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra đồng thời cũng tăng thêm sự dẻo dai cho cơ thể.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có khỏi được không?
Có rất nhiều người đã thoát khỏi căn bệnh xương khớp đáng ghét này nhờ việc lựa chọn được phương pháp chữa bệnh phù hợp. Về cách điều trị bệnh, có thể phân chia làm 2 loại: hiệu quả NHANH và hiệu quả CHẬM.
- Chúng ta có thể thấy, các biện pháp sử dụng thảo dược Đông Y, châm cứu đấm bóp và vật lý trị liệu tuy thời gian điều trị lâu nhưng bù lại hiệu quả KHẢ QUAN VÀ AN TOÀN. Nếu có điều kiện KẾT HỢP cả 3 phương pháp này thì thời gian điều trị sẽ rút ngắn và kết quả càng tốt hơn nhiều lần. Đó chính là câu trả lời cho thắc mắc: thoát vị đĩa đệm có khỏi được không?
- Hội chứng tuỷ sống bám thấp (30.03.2018)
- DỊ TẬT DÍNH KHỚP SỌ SỚM Ở TRẺ EM (30.03.2018)
- Nang Tarlov - nang quanh thần kinh (24.03.2018)
- Giải pháp mới cho bệnh nhân u não (24.03.2018)